Hình ảnh Phượng Hoàng trên bầu trời Sài Gòn
Chiều ngày 30/07, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tài khoản chia sẻ những bức ảnh chụp lại bầu trời Sài Gòn với hình ảnh phượng hoàng rực rỡ. Cư dân mạng cho biết phượng hoàng xuất hiện khoảng 2 - 3 phút rồi tan ra, bầu trời tối lại.

Hình ảnh Phượng Hoàng trên bầu trời Sài Gòn

Cư dân mạng cho biết phượng hoàng xuất hiện khoảng 2 - 3 phút rồi tan ra, bầu trời tối lại.
Trước đó, người dân ngoài Bắc được trầm trồ hình ảnh đám mây hình chữ S xuất hiện trên bầu trời Hà Nội. Những hình ảnh được dân mạng chia sẻ chụp vào buổi hoàng hôn chiều ngày 4/6 cách đây 2 tháng cho thấy đám mây hình chữ S có những nét uốn lượn rất giống với dáng rồng bay lên. Và thế là hình ảnh đám mây chữ S trên bầu trời Hà Nội nhanh chóng được chia sẻ với tốc độ nhanh chóng mặt.

Trước đó, người dân ngoài Bắc được trầm trồ hình ảnh đám mây hình chữ S xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.
Nhiều người phải ngỡ ngàng vì sự kì diệu của thiên nhiên và sự trùng hợp thú vị này. Trong lòng ai cũng cảm thấy tự hào với tinh thần yêu nước trào dâng khi chứng kiến đám mây rất giống với bản đồ đất nước Việt Nam đến vậy. Theo người dân địa phương, đám mây xuất hiện cùng hướng với đường đi lên trung tâm Hà Nội, nhiều người dân ở đây còn đồn thổi đám mây hướng về phía Hồ Gươm. Tuy nhiên, do "vội đuổi hoàng hôn" nên các đám mây chưa thể tạo ra được hai chấm nhỏ để làm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo người dân địa phương, đám mây xuất hiện cùng hướng với đường đi lên trung tâm Hà Nội, nhiều người dân ở đây còn đồn thổi đám mây hướng về phía Hồ Gươm.
Ý nghĩa hình ảnh Phượng Hoàng trên bầu trời Sài Gòn chiều 30/7
Trong văn hóa Việt Nam chim Lạc là hình ảnh khởi thủy và dần được phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng như ngày nay qua các thời kỳ phong kiến tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách, vươn lên với cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời. Miêu tả phổ biến là chim phượng hoàng đang tấɴ côɴg con rắn bằng móng vuốt của nó với đôi cánh dang rộng. Người ta tả chim phượng hoàng với các đặc điểm sau: đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá, cánh khổng tước với 5 màu và cao 6 thước.

Trong văn hóa Việt Nam chim Lạc là hình ảnh khởi thủy và dần được phát triển thành hình tượng Phượng Hoàng như ngày nay qua các thời kỳ phong kiến tượng trưng cho ước mơ vượt không gian bất chấp giông tố thử thách, vươn lên với cao rộng như khát vọng muôn đời chinh phục bầu trời.
Nếu rồng có yếu tố dương, tượng trưng cho vua cʜúa thì phụng lại có yếu tố âm nên tượng trưng cho hoàng hậu. Sinh vật bất tử, vòng đời của chúng không bao giờ kết thúc. Khi bị thương nặng hoặc cảm thấy mình quá già yếu (không dưới 500 tuổi), phượng hoàng sẽ tự xây một cái tổ bằng lông của mình, rồi tự thiêu bằng chính nguồn nhiệt của bản thân. Từ trong đám tro tàn, nó sẽ tái sinh dưới hình dạng một chú chim non. Với khả năng tái sinh này mà Phụng là biểu tượng của cả sự sống và cái chết.
Phượng hoàng có ý nghĩa tích cực. Nó là biểu tượng của đức hạnh và vẻ duyên dáng, thanh nhã. Phượng hoàng cũng biểu thị cho sự hòa hợp âm dương. Theo truyền thuyết, nó xuất hiện trong thời kỳ hòa bình và thịnh vượng nhưng không có khi thời kỳ tăm tối sắp đến.

Bình luận của cư dân mạng (Ảnh chụp màn hình)
Phượng hoàng là biểu tượng cho sự hòa bình, thịnh vượng, là điềm báo bình an. Bởi vậy, cư dân mạng tin rằng đây là điềm lành giúp Việt Nam vượt qua đại dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp. Những hình ảnh của phượng hoàng như một cách để mọi người nhắc nhở và động viên nhau rằng những khó khăn do đại dịch Covid - 19 gây ra sẽ sớm qua đi và những điều tốt đẹp sẽ nhanh chóng đến với chúng ta.
Bài liên quan TP. HCM: Thu giữ hàng trăm nghìn khẩu trang 3M giả TP. HCM: 1 phụ nữ bị xịt cồn vào mặt chỉ vì nhắc người khác đeo khẩu trang Huấn Hoa Hồng chính thức bị xử phạt sau lệnh truy nã của Công an TP. HCM Lung linh ánh sáng về đêm với nhà hàng nổi Elisa tại TP. HCM